Tín hiệu dòng vốn đầu tư khả quan cả về nguồn ngân sách và FDI
Riêng trong tháng Mười, nền kinh tế ghi nhận mức giải ngân đạt 68.400 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Vietnam+)

Riêng trong tháng Mười, nền kinh tế ghi nhận mức giải ngân đạt 68.400 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 6/11, báo cáo kinh tế-xã hội tháng Mười của Tổng cục Thống kê cho thấy nền kinh tế đã chứng kiến dòng chảy vốn đầu tư với những tín hiệu khả quan, song cũng bộc lộ những điểm cần được quan tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Cụ thể, báo cáo chỉ ra sự tăng trưởng tích cực trong cả dòng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tính đến hết tháng Mười, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 495.900 tỷ đồng, tương đương 64,3% kế hoạch năm và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 (66,5%), nhưng báo cáo cho rằng tốc độ này vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều dự án trọng điểm đang cần được hoàn thành.

Riêng trong tháng Mười, nền kinh tế ghi nhận mức giải ngân đạt 68.400 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 12.300 tỷ đồng (tăng 7,9%), vốn địa phương quản lý đạt

Về dòng vốn FDI, giá trị thực hiện tại trong 10 tháng đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là khu vực đầu tư hấp dẫn nhất với 15,8 tỷ USD (chiếm 80,7% tổng vốn FDI thực hiện), tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản (1,56 tỷ USD).

Tuy nhiên, vốn FDI đăng ký mới trong 10 tháng lại cho thấy một “bức tranh” khác. Cụ thể, tổng vốn đăng ký (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần) đạt 27,26 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 15,23 tỷ USD, tăng 1,4% về số dự án nhưng giảm 2,5% về vốn. Điều này phần nào như cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.

Sự phân bổ vốn FDI cũng tập trung chủ yếu vào một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Singapore dẫn đầu với 4,98 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Kế đến, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hong Kong cũng là những nhà đầu tư lớn.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, dòng vốn này cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 tháng với giá trị đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Indonesia là điểm đến hấp dẫn nhất với 127,7 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ và Lào./.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất