Mường Chà: Thực hiện 2 nội dung trong Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia
Bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên - nơi người Xạ Phang (Hoa) có nghề làm giày thêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là một địa điểm được du khách yêu thích tìm đến. (Ảnh: Thái Hà)

Bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên - nơi người Xạ Phang (Hoa) có nghề làm giày thêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là một địa điểm được du khách yêu thích tìm đến. (Ảnh: Thái Hà)

Huyện Mường Chà có 13 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới gần 95% dân số toàn huyện, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm gần 60%, dân tộc Thái chiếm 22,33%. Cộng đồng các dân tộc thiểu số có phong tục tập quán đa dạng và là chủ nhân của 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: nghề làm giày thêu của người Hoa, nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa, nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông và nghệ thuật múa của người Khơ Mú.

Từ nguồn vốn được giao, huyện đã triển khai thực hiện 2 nội dung trong Dự án 6 trên phạm vi 5 xã gồm: Hừa Ngài, Nậm Nèn, Huổi Mí, Pa Ham, Sá Tổng.

Cụ thể, đối với nội dung tổ chức bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, huyện đã tổ chức trình diễn, tái hiện lễ hội “Kin Pang Then” của dân tộc Thái trắng tại địa bàn xã có chủ thể văn hóa, nghệ nhân ưu tú thực hành then tại xã Nậm Nèn; có sự tham gia của 35 nghệ nhân, diễn viên quần chúng là người dân tộc thiểu số.

Đối với nội dung tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số, huyện Mường Chà đã tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số. Đó là tổ chức thi đấu các môn thể thao, các trò chơi dân gian gồm 6 môn: tung còn, đẩy gậy, cà kheo, tó má lẹ, bắn nỏ, tù lu; gồm 88 vận động viên đến từ 5 xã tham gia thi đấu.

Với nguồn lực từ Dự án 6 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với các chương trình, dự án khác là điều kiện thuận lợi để địa phương thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, biến di sản văn hóa thành tài sản, để văn hóa đóng góp tích cực hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất